Tìm hiểu về tủ điện hạ thế và cách phân loại

Tủ điện hạ thế là gì, chức năng của tủ điện hạ thế và cách phân loại tủ điện hạ thế như thế nào?! Giới hạn nội dung bài viết này sẽ mang đến cho bạn câu trả lời đầy đủ và thuyết phục nhất. 

Tủ điện hạ thế là gì? 


Tủ điện hạ thế đóng vai trò khá quan trọng trong việc đảm bảo độ an toàn cho hệ thống điện. Theo đó, tại vị trí của nó thì nguồn cung cấp điện được chia thành các mạch riêng biệt và mỗi mạch lại được quản lý, đảm bảo bằng cầu chì hoặc các thiết bị chuyển mạch của tủ điện như máy cắt, aptomat…Tủ phân phối hạ thế thường được chia thành một số bộ phận chức năng như phần điện, phần cơ khí. 

Chức năng chính của tủ điện hạ thế là gì? 


Chức năng chính của tủ điện hạ thế là bảo vệ các thiết bị chuyển mạch, dụng cụ đo chỉ thỉ, rơ le và bảng cầu chì khỏi các tác động cơ học hay ảnh hưởng từ các các yếu tố bên ngoài như bụi, độ ẩm, sâu mọt…Đặc biệt hơn là góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ sự sống cho con người, tránh bị điện. 

Cách phân loại tủ điện hạ thế 


Tủ điện hạ thế thường được chia thành 3 nhóm chính: Tủ phân phối, tủ điều khiển và tủ điện động lực. 

Cụ thể, nhóm tủ điện phân phối bao gồm tủ điện phân phối tổng MBS, DB, ATS và tủ điện bù công suất cos φ. Chức năng chính của nhóm tủ này là đóng cắt và bảo vệ an toàn cho hệ thống điện phụ tải. 

Ứng dụng của tủ điện phân phối tổng MSB là dùng cho phòng kỹ thuật điện tổng của các công trình công nghiệp như trung tâm thương mại, cao ố văn phòng, chung cư…nó thường đặt sau các trạm hạ thế và trước các tủ điện phân phối DB. Còn tủ điện ATS thì hay được sử dụng ở các nơi có phụ tải đòi hỏi phải cấp điện liên tục hay những vùng hay có sự cố mất điện lưới đột ngột. Trong khi đó tủ điện bù công suất cos φ lại được ứng dụng nhiều trong các phụ tải có tính cảm kháng cao, thường được lắp tại các khu vực trạm biến áp hay các công trình công nghiệp và dân dụng như nhà máy, xưởng công nghiệp, cao ốc văn phòng… 

Còn nhóm tủ điện điều khiển gồm có tủ điện điều khiển động cơ, tủ điện điều khiển chiếu sáng và tủ điện điều khiển khả trình. Chức năng chính của nhóm này là điều khiển các thiết bị phụ tải theo một quy trình cụ thể hoặc có thể đứng độc lập (đi kèm) với các tủ điện động lực khác. 

Trong đó, tủ điện điều khiển động cơ thường được dùng để khởi động, điều khiển tốc độ hay chiều quay của động cơ đặc biệt là các động cơ có công suất lớn trong các nhà máy, nhà xưởng, trạm bơm. Còn tủ điều khiển chiếu sáng là dùng cho hệ thống đèn chiếu sáng trong các khu vực như khu đô thị, công viên, cầu, bệnh viện, trường học, sân vận động… 

Cuối cùng là nhóm tủ điện động lực với chức năng chính là đóng cắt các thiết bị phụ tải có công suất lớn. Tín hiệu điều khiển là từ các bộ điều khiển khả trình như PLC, vi xử lý, máy tính…thường đi kèm với các tủ điện điều khiển. 

Hy vọng nội dung bài viết trên đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về tủ điện hạ thế nói chung và cách phân loại tủ điện hạ thế nói riêng. 

Share on Google Plus

0 nhận xét:

Post a Comment